Giới Thiệu

GIỚI THIỆU  :

ĐỊA LÝ VIỆT NAM  :

  • Địa lý Việt Nam là các đặc điểm địa lý của nước Việt Nam, một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á. Diện tích Việt Nam là 331.212 km². Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây. Hình dáng Việt Nam trên bản đồ có dạng hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở Đồng Hới (Quảng Bình) với chưa đầy 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông.

CÁC TỈNH THÀNH VIỆT NAM  :

  • Tính đến hết năm 2020, Việt Nam có 705 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 79 thành phố thuộc tỉnh, 46 quận, 51 thị xã và 528 huyện) với 10.614 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1.680 phường, 610 thị trấn và 8.324 xã). Dưới đây là danh sách các đơn vị hành chính cấp dưới tỉnh được chính phủ Việt Nam công nhận, xếp theo tỉnh.
  • Tỉnh Thành phố trực thuộc trung ương là cấp hành chính địa phương cao nhất ở Việt Nam. Tính đến năm 2021, Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có 05 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ).
  • Hà Tây là một tỉnh cũ thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, từng tồn tại trong hai giai đoạn: 1965–1976 và 1991–2008.Vào ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ diện tích và dân số của tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.

DÂN SỐ VIỆT NAM  :

  • Tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0h ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%). Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.Năm 2021, dân số ước tính vào khoảng 98 triệu người. Việt Nam có 54 dân tộc trong đó người Kinh chiếm đa số với gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Các dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer, phần lớn tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số này, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường,... người Ơ Đu có số dân ít nhất. Có các dân tộc mới di cư vào Việt Nam vài trăm năm trở lại đây như người Hoa. Người Hoa và người Ngái là hai dân tộc duy nhất có dân số giảm giai đoạn 1999 – 2009.

VÙNG MIỀN VIỆT NAM :

  • Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Bắc xuống Nam từ hơn ba trăm năm nay đã hình thành 3 miền địa lý là Bắc Bộ, Trung Bộ, và Nam Bộ. Đây là kết quả của quá trình Nam tiến kéo dài suốt một ngàn năm gần đây trong lịch sử Việt Nam.
    • 1. Bắc Bộ (còn gọi là miền Bắc) gồm các tỉnh thành phía bắc tỉnh Thanh Hóa. Có 2 thành phố trực thuộc trung ương.
      • Tây Bắc Bộ (6 tỉnh): Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình.
      • Đông Bắc Bộ (9 tỉnh): Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh.
      • Đồng bằng sông Hồng (10 tỉnh): Tp. Hà Nội, Tp. Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nam.
    • 2. Trung Bộ (còn gọi là miền Trung) bao gồm các tỉnh duyên hải từ Thanh Hóa tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Có 1 thành phố trực thuộc trung ương.
      • Bắc Trung Bộ (6 tỉnh): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
      • Duyên hải Nam Trung Bộ (8 tỉnh): Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
      • Tây Nguyên (5 tỉnh): Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
    • 3. Nam Bộ (còn gọi là miền Nam) gồm các tỉnh nằm phía sau các tỉnh vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Có 2 thành phố trực thuộc trung ương.
      • Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành): Tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
      • Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) (13 tỉnh): Tp. Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH 64 TỈNH THÀNH  :

  1. Tp Hồ Chí Minh
  2. Tp Hà Nội
  3. Tp Đà Nẵng
  4. Tp Cần Thơ
  5. Tp Hải Phòng
  6. Tỉnh Yên Bái
  7. Tỉnh Vĩnh Phúc
  8. Tỉnh Vĩnh Long
  9. Tỉnh Tuyên Quang
  10. Tỉnh Trà Vinh
  11. Tỉnh Tiền Giang
  12. Tỉnh Thừa Thiên- Huế
  13. Tỉnh Thanh Hóa
  14. Tỉnh Thái Nguyên
  15. Tỉnh Thái Bình
  16. Tỉnh Tây Ninh
  17. Tỉnh Sơn La
  18. Tỉnh Sóc Trăng
  19. Tỉnh Quảng Trị
  20. Tỉnh Quảng Ninh
  21. Tỉnh Quảng Ngãi
  22. Tỉnh Quảng Nam
  23. Tỉnh Quảng Bình
  24. Tỉnh Phú Yên
  25.  Tỉnh Phú Thọ
  26. Tỉnh Ninh Thuận
  27. Tỉnh Ninh Bình
  28. Tỉnh Nghệ An
  29. Tỉnh Nam Định
  30. Tỉnh Long An
  31. Tỉnh Lâm Đồng
  32. Tỉnh Lạng Sơn
  33. Tỉnh Lào Cai
  34. Tỉnh Lai Châu
  35. Tỉnh Kon Tum
  36. Tỉnh Kiên Giang
  37. Tỉnh Khánh Hòa
  38. Tỉnh Hưng Yên
  39. Tỉnh Hậu Giang
  40. Tỉnh Hòa Bình
  41. Tỉnh Hải Dương
  42. Tỉnh Hà Tĩnh
  43. Tỉnh Hà Tây
  44. Tỉnh Hà Nam
  45. Tỉnh Hà Giang
  46. Tỉnh Gia Lai
  47. Tỉnh Đồng Tháp
  48. Tỉnh Đồng Nai
  49. Tỉnh Điện Biên
  50. Tỉnh Đak Nông
  51. Tỉnh Đak Lak
  52. Tỉnh Cao Bằng
  53. Tỉnh Cà Mau
  54. Tỉnh Bình Thuận
  55. Tỉnh Bình Phước
  56. Tỉnh Bình Định
  57. Tỉnh Bình Dương
  58. Tỉnh Bến Tre
  59. Tỉnh Bắc Ninh
  60. Tỉnh Bắc Giang
  61. Tỉnh Bắc Cạn
  62. Tỉnh Bạc Liêu
  63. Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
  64. Tỉnh An Giang

VIDEO THỰC TẾ :  
(đang cập nhật)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét